Friday, November 7, 2014

Chữa đau mắt đỏ bằng lá trầu

Dịch bệnh đau mắt đỏ là 1 bệnh có nguy cơ bùng phát và lây nhiễm cao ở các khu đông người. Thời gian ủ và bị bệnh đau mắt đỏ này từ 7 đến 10 ngày làm tổn thương giác mạc cho các em.
Không những trẻ em bị bệnh mà người lớn cũng bị lây. Để kiểm soát tình hình đau mắc đỏ nhanh chống, tôi xin đưa ra cách chữa trị mà cá nhân con tôi đang học lớp 2 đã hết bệnh trong vòng hơn 1 ngày.
Chữa bệnh đau mắt đỏ
Chữa bệnh đau mắt đỏ
Cách sử dụng để chữa bệnh đau mắt đỏ như sau:

  • Khi thấy con em hoặc người lớn bị đau mắt đỏ, tuyệt đối không sử dụng tay chạm vào mắt.
  • Nên đeo kính bảo hộ màu trắng hoặc màu
  • Sử dụng từ 2 đến 3 lá trầu nhàu nát hoặc đâm giã nhuyễn. Cho thêm 1 ít muối trắng vào
  • Bỏ hỗn hợp lá trầu vào cốc ly và đổ nước đang sôi vào.
  • Đưa mắt bị bệnh xông với khoảng cách thích hợp từ 12 đến 20cm tùy theo độ nóng của nước sôi.
  • Xông từ 15 đến 20 phút là dừng.
  • Sử dụng thêm nước muối sinh lý nhỏ mắt hoặc các loại thuốc nhỏ mắt thích hợp theo độ tuổi.
  • Sử dụng cách này từ 2 lần sáng và chiều là có kết quả tốt ngay.

Nếu phát hiện và sử dụng phương pháp này sớm thì có thể giảm và bớt bệnh ngay.

Monday, November 3, 2014

Chưa ung thư bằng củ sả tươi?

Gần đây, trên các diễn đàn, mạng xã hội lan truyền thông tin về nước củ sả tươi chữa được bệnh ung thư khiến dư luận được một phen bán tín bán nghi. PV Báo GĐ&XH đã vào cuộc tìm hiểu về thực hư của loại “thần dược” dễ kiếm này.

Cây sả từ trước đến nay chủ yếu dùng làm gia vị thức ăn chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về tác dụng của nó trong trị bệnh ung thư.

Chết đuối vớ được cọc?
Hoa đu đủ đực phơi khô có tác dụng kìm hãm và chưa ung thư tốt. Xem chi tiết tại đây
Ông Trần Văn Tá (trú tại xã Nga Thủy, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa) mắc bệnh ung thư dạ dày cho biết, ông là một trong số những người rất tích cực uống nước sả tươi. Tâm sự với PV, ông Tá đầy hy vọng: “Tôi bị ung thư, vì buồn chẳng làm được gì mà cũng chẳng có việc gì để làm, tôi lân la lên mạng, vô tình đọc được bài “Uống nước cây sả làm cho tế bào ung thư tự tiêu”, tôi như người chết đuối vớ được cọc. Hơn nữa, sau đó tôi gõ cụm từ đó vào google tìm kiếm thấy hiện ra mấy trăm nghìn kết quả nên tin tưởng lắm. May mắn, vườn nhà tôi lại trồng đầy sả”.
Ông Tá cho hay, cách đây 4 ngày ông đã nấu nước sả tươi để uống hằng ngày kèm với thuốc chữa ung thư dạ dày mà bác sỹ kê toa. Ngày nào ông cũng tự ra vườn lấy sả nấu nước uống và hy vọng sự màu nhiệm sẽ đến với mình. Không biết có phải do tinh thần tốt lên với hy vọng màu nhiệm hay củ sả có tác dụng thật mà từ hôm uống nước củ sả đến nay, ông Tá thấy người dễ chịu hơn?
Còn bà Lý Thị Uyên (phố Vũ Hữu, quận Thanh Xuân, Hà Nội) cũng cho hay: “Tôi bị ung thư thực quản, mới phát hiện  cách đây 1 tháng và hiện đang điều trị bằng thuốc. Mới đây, thấy rộ lên thông tin cây sả chữa ung thư tôi cũng mua sả tươi về nấu nước uống. Tôi đã mua rất nhiều sả, dặn cả người bán lấy cho sả còn nguyên củ và rễ để mang ra khu đất trống gần nhà để trồng dùng dần. Hy vọng là nó có tác dụng tốt đối với bệnh của mình”.
Không ít người mắc bệnh ung thư cũng đã thực hiện phương thức “còn nước còn tát” theo cách mà ông Tá và bà Uyên đang làm. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi, thông tin về cây sả chữa ung thư khởi nguồn từ bài báo đăng trên tạp chí khoa học Planta Medica và ngay sau đó được phổ biến trên thông tin đại chúng của Israel. Bài báo đó bắt nguồn từ một nghiên cứu của Trường ĐH Ben Gurion (BGU) thuộc vùng Negev, Israel năm 2013. Theo đó, dầu thơm trong cây sả có thể kích thích các tế bào ung thư trong ống nghiệm tự tiêu hủy, trong khi tế bào lành vẫn sống bình thường. Bác sĩ Rivka Okir (Trường ĐH Ben Gurion) từng cho biết, nếu sử dụng một liều lượng tinh chất dầu sả thu từ 1g cây sả qua 8 lần uống mỗi ngày  sẽ thúc đẩy tế bào ung thư tự hủy diệt. Các thanh tra thuộc Trường ĐH Ben Gurion đã kiểm tra lại sự ảnh hưởng của tinh chất dầu sả trên tế bào ung thư bằng cách cho thêm tế bào lành đã được nuôi cấy vào, có cùng tỷ lệ so với khi thử nghiệm trên tế bào ung thư. Kết quả cho thấy, trong khi tinh chất dầu sả diệt tế bào ung thư thì tế bào lành vẫn sống bình thường.
Hoa đu đủ đực phơi khô có tác dụng kìm hãm và chưa ung thư tốt. Xem chi tiết tại đây
Chưa có nghiên cứu cụ thể
Về vấn đề này, theo Dược sỹ Trần Việt Hưng, Phòng thí nghiệm Phân tích máu và định bệnh truyền nhiễm, Hội Hồng thập tự Hoa Kỳ cho rằng: “Với liều lượng uống ngày 8 lần, mỗi lần chắt tinh dầu của 1g sả tươi thì theo tôi là quá ít (liều dùng sả trong y học cổ truyền để trị một số bệnh là khoảng 12g sả tươi sắc uống mỗi ngày) để có được hoạt tính thật sự trong việc điều trị. Tuy nhiên, uống nước sả cũng vô hại nên các bệnh nhân đang bị ung thư cứ việc thử uống thêm để thay nước trà trong khi đang được điều trị. Còn với thông tin trong bài báo “Uống nước cây sả làm cho tế bào ung thư tự tiêu” chỉ là quảng cáo cho một số thành quả về việc phát triển trồng trọt tại những vùng sa mạc ở Israel. Bài báo cũng ghi khá rõ là các bệnh nhân đang bị ung thư và đang được chữa trị bằng các phương pháp y khoa chính thống như xạ trị, hóa trị... thì cho uống thêm nước sả để bổ sung mà thôi.
Tuy nhiên, Dược sỹ Trần Việt Hưng cũng thừa nhận, trong tinh dầu sả có limonen, geraniol - là 2 trong những thành phần đã được nghiên cứu nhiều về các hoạt tính trị ung thư. Còn nghiên cứu tại Trường ĐH Ben Gurion là nhằm xác định các thông số dược động học và liều cao nhất được xem là an toàn khi thử với bệnh nhân ung thư, nhưng không xác định về mức độ hữu hiệu của nó.
Bác sĩ Đông y Nguyễn Hữu Trường, Phó giám đốc phụ trách việc bào chế và sản xuất thuốc của Công ty Đông nam dược Bảo Long TP HCM cho rằng, tinh dầu sả ngoài làm gia vị chế biến thức ăn, có thể dùng để uống giúp làm khỏe đường tiêu hóa, cũng có thể dùng để gội đầu, hoặc xoa bóp hay xông hơi có tác dụng thư giãn rất tốt. Ngoài ra, nước sả còn dùng để xịt quanh nhà nhằm xua đuổi côn trùng như kiến, gián, muỗi và bọ chét… Còn thông tin về nước cây sả chữa ung thư hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể.
Hoa đu đủ đực phơi khô có tác dụng kìm hãm và chưa ung thư tốt. Xem chi tiết tại đây

Trị ho cho trẻ bằng hoa đu đủ đực

Hoa đu đủ đực là một trong các vị thuốc được dùng phổ biến theo kinh nghiệm dân gian để chữa ho, nhất là ở trẻ em. Khi dùng, hái hoa đã nở ngay tại cây 20 - 30g, để tươi, trộn với đường trắng hay mật ong, hấp cơm rồi nghiền nát, uống làm 2 – 3 lần trong ngày. Có thể dùng phối hợp với nhiều vị thuốc khác trong những trường hợp sau:
 Hoa đu đủ đực.
Chữa ho, viêm họng: hoa đu đủ đực 15g, xạ can 10g, củ mạch môn 10g, lá húng chanh 10g. Tất cả cho vào một bát nhỏ, thêm ít muối, hấp chín rồi nghiền nát. Ngày ngậm 2 – 3 lần, nuốt nước dần dần.
Chữa ho, viêm cuống phổi, mất tiếng: hoa đu đủ đực 15g, lá hẹ 15g, hạt chanh 10g, nước đun sôi để nguội 20ml. Các dược liệu được nghiền nát với nước. Thêm ít mật ong hoặc đường kính, uống làm 3 lần trong ngày. Dùng vài ngày.
Chữa ho gà: hoa đu đủ đực 20g, sao vàng; vỏ quýt lâu năm 20g; vỏ rễ dâu 20g, tẩm mật sao; bách bộ 12g; phèn phi 12g. Tất cả tán nhỏ, rây bột mịn, ngày uống 3 lần: trẻ em 1 - 5 tuổi, mỗi lần 1 - 4g; 6 - 10 tuổi, mỗi lần 5 - 8g.
Hoa đu đủ đực 15g; trần bì 20g, tẩm nước gừng, sao; lá lốt 40g; nghệ vàng 15g; chua me đất hoa vàng 30g; cam thảo đất 20g; lá chanh non 30g; rau má 40g; vỏ rễ dâu 30g, tẩm mật, sao vàng; vỏ cây khế chua 30g, sao vàng. Sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày. Dùng 5 - 7 ngày.
Hoa đu đủ đực 50g, dây tơ hồng 50g, rau má 35g, lá xương sông 20g, lá hẹ 15g. Tất cả sắc với 1,5 lít nước còn nửa lít. Lọc, thêm 75g đường trắng. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 100ml.
Ngoài ra, hoa đu đủ đực 40g phối hợp với lá bạc thau 60g, đậu đen 40g, phác tiêu 4g. Sắc lấy nước đặc, uống làm 3 lần vào lúc đói, chữa tiểu rắt, tiểu buốt, đau niệu đạo, nước tiểu ít và đỏ.
Người ta còn dùng quả đu đủ đực thái nhỏ, phơi khô, tán thành bột mịn; gốc cây mây (lấy loại mọc ở chỗ khô ráo) đốt thành than, tán nhỏ. Trộn hai bột với nhau theo tỷ lệ 3 phần đu đủ và một phần mây. Lấy tăm bông thấm thuốc, bôi hàng ngày chữa tưa lưỡi.
Rễ đu đủ đực 20g, lá xuyên tiêu 10g, hồng bì 5 hạt. Tất cả giã nhỏ, thêm nước, gạn uống, bã đắp chữa rắn cắn
Nếu bạn chưa tìm được nơi mua hoa đu đủ đực để chưa ho cho trẻ nhà bạn, hãy tham khảo tại đây nhé

Dùng hoa đu đủ đực chữa bệnh theo kinh nghiệm dân gian

Trong dân gian, hoa đu đủ đực là một vị thuốc được dùng phổ biến theo kinh nghiệm để chữa ho, nhất là ở trẻ em.
Cây đu đủ đực có tên khoa học Cazica.Papaya L. là cây có màu hơi xanh lục. Lá mọc so le, có cuống dài, mỗi phiến lá chia làm 8-9 thuỳ sâu, mỗi thuỳ lại bị khía thêm nữa như bị xẻ rách. Cụm hoa đực phân nhánh nhiều, có cuống rất dài. Hoa đu đủ đực là một vị thuốc được dùng phổ biến để chữa ho, nhất là trẻ em. Khi dùng nhớ là dùng hoa tươi mới nở mới hiệu nghiệm.
Theo kinh nghiệm dân gian, hoa đu đủ đực là một vị thuốc được dùng phổ biến theo kinh nghiệm để chữa ho, nhất là ở trẻ em. Khi dùng, hái hoa đã nở ngay tại cây 20 – 30g, để tươi, trộn với đường trắng hay mật ong, hấp cơm rồi nghiền nát, uống làm 2 – 3 lần trong ngày.
hoa đu đủ đực chữa bệnh dân gian
Dùng hoa đu đủ đực theo kinh nghiệm dân gian
Có thể dùng phối hợp với nhiều vị thuốc khác trong những trường hợp sau:
- Chữa tưa lưỡi ở trẻ: Lấy quả đu đủ đực thái nhỏ phơi khô, tán bột mịn, cùng với gốc cây mây (lấy chỗ mọc khô ráo), rồi đốt thành than, tán bột. Trộn hai loại bột này với nhau với tỷ lệ 3 phần bột quả đu đủ đực, 1 phần bột gốc mây. Sau đó lấy tăm bông chấm thuốc bôi hàng ngày đánh trên lưỡi trẻ bị tưa.
- Chữa ho, viêm họng: Hoa đu đủ đực 15g, xạ can 10g, củ mạch môn 10g, lá húng chanh 10g. Tất cả cho vào một bát nhỏ, thêm ít muối, hấp chín rồi nghiền nát. Ngày ngậm 2 – 3 lần, nuốt nước dần dần.
- Chữa ho gà: Hoa đu đủ đực 20g, sao vàng; vỏ quýt lâu năm 20g; vỏ rễ dâu 20g, tẩm mật sao; bách bộ 12g; phèn phi 12g. Tất cả tán nhỏ, rây bột mịn, ngày uống 3 lần: trẻ em 1-5 tuổi, mỗi lần 1-4g; 6-10 tuổi, mỗi lần 5 – 8g.
- Chữa ho, viêm cuống phổi, mất tiếng: Hoa đu đủ đực 15g, lá hẹ 15g, hạt chanh 10g, nước đun sôi để nguội 20ml. Các dược liệu được nghiền nát với nước. Thêm ít mật ong hoặc đường kính, uống làm 3 lần trong ngày. Dùng vài ngày.
- Chữa ho do viêm họng: Hoa đu đủ đực 15g, xạ can 10g, củ mạch môn 10g, lá húng chanh 10g. Tất cả cho vào một bát nhỏ, thêm ít muối, hấp cơm rồi nghiền nát. Ngày ngậm 2 – 3 lần, nuốt nước dần dần, dùng từ 3 – 5 ngày.
- Chữa đái rắt, đái buốt, đau niệu đạo, nước tiểu ít và đỏ: Hoa đu đủ đực (hoặc quả của cây đu đủ đực lưỡng tính) 40g, lá bạc thau 50g, đậu đen 40g, phác tiêu 4g. Sắc lấy nước đặc, chia 3 lần uống vào lúc đói bụng.
- Chữa ho kèm theo mất tiếng: Hoa đu đủ đực 15g, lá hẹ 15g, hạt chanh 10g. Tất cả để tươi, nghiền nát rồi hòa với 20 ml nước, thêm ít mật ong hoặc đường cát trộn đều, uống làm 3 lần trong ngày. Dùng trong 3 – 5 ngày.